Viên rửa bát ‘Made in Việt Nam’ của giảng viên Bách Khoa

Một trong những sản phẩm nghiên cứu ấp ủ nhiều tâm huyết của TS Vũ Thị Tần là viên rửa bát Eco Made in Việt Nam.

Viên rửa bát made in Việt Nam của giảng viên Bách khoa - Ảnh 1.

Thị trườngviên rửa báthiện chủ yếu nhập khẩu mà chưa có sản phẩm trong nước, TS Vũ Thị Tần, Đại họcBách khoaHà Nội đã nghĩ cách sáng chế ra sản phẩm này với hiệu quả rửa cao.

70% từ thiên nhiên

TS Vũ Thị Tần là giảng viên Viện Kỹ thuật Hóa học, Đại học Bách khoa Hà Nội. TS Tần nổi tiếng với những nghiên cứu về vật liệu Graphene như ứng dụng của Vật liệu Graphene trong xử lý dầu thải trong máy biến áp; Ứng dụng vật liệu Graphene để làm ngọt hóa nước biển; nghiên cứu về các hợp chất vô cơ có tính tẩy rửa và công nghệ chế tạo vật liệu nano oxit kim loại ứng dụng trong ngành gốm cao cấp, màng phủ.

Một trong những sản phẩm nghiên cứu ấp ủ nhiều tâm huyết của TS Vũ Thị Tần là viên rửa bát Eco Made inViệt Nam.

TS Tần kể, cơ duyên đưa chị nghiên cứu về viên rửa bát là khi chị mua tặng mẹ mình chiếc máy rửa bát. Qua tìm hiểu, chị Tần thấy máy rửa bát đã bán tại các siêu thị điện máy lớn, nhưng trên thị trường viên rửa bát lại rất ít.

Tất cả các sản phẩm dành cho máy rửa bát đều phải nhập khẩu và giá thành rất cao. “Lúc đó mình đã ấp ủ ý tưởng tạo ra một viên rửa bát thương hiệu Việt, với hiệu quả rửa tốt nhất và giá thành phù hợp nhất với gia đình Việt”, TS Tần cho hay.

Điều khó là phải làm thế nào để tìm ra nguồn nguyên liệu thảo mộc tự nhiên, không gây hại cho sức khoẻ và phù hợp để dùng cho máy rửa bát. Sau nhiều lần thử nghiệm, viên rửa bát Made in Việt Nam của TS Tần đã được Quatest 1 thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn, Đo lường Chất lượng Việt Nam kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng. Chất lượng viên rửa bát do chị Tần nghiên cứu và sáng chế tương đương với chất lượng các viên rửa bát nhập khẩu từ một số nước châu Âu như Pháp, Đức.

Viên rửa bát do chị Tần sáng chế có chứa 70% thành phần từ tự nhiên, khả năng làm sạch vượt trội so với các viên rửa bát nhập khẩu hiện nay trên thị trường, mùi dịu nhẹ và được người dùng thử đánh giá rất tốt.

Đặc biệt, trong thành phần viên rửa bát của chị Tần có hàm lượng nano bạc – một hợp chất có tính kháng khuẩn, khử mùi hiệu quả và rất phù hợp trong điều kiện khí hậu Việt Nam nồm ẩm khiến bát đũa dễ bị ẩm mốc. Đây chính là một trong những điều đặc biệt mà những viên nhập khẩu hiện nay trên thị trường không có.

“Mình rất chú trọng đến yếu tố bảo vệ môi trường và sức khỏe người dùng. Đó chính là lý do mình gọi là viên rửa bát Eco với 2 ý nghĩa là economic – tiết kiệm (giá thành chỉ bằng 2/3 so với các viên rửa bát ngoại nhập) và ecological – theo hướng sử dụng các hợp chất từ thảo mộc tự nhiên”, TS Tần cho hay.

“Chen chân” vào các hãng lớn

Viên rửa bát made in Việt Nam của giảng viên Bách khoa - Ảnh 2.

TS Vũ Thị Tần và cộng sự nghiên cứu thành công viên rửa bát.

Chị Cao Ngọc Anh, khu Đô thị Gamuda, Hoàng Mai, Hà Nội cho hay, chất lượng viên rửa bát do chị Tần sáng chế còn tốt hơn chất lượng của những viên rửa bát nhập khẩu chị dùng trước đó:

Ly rửa xong sáng, bóng như dùng loại 3 trong 1 (là dạng viên rửa bát chứa thành phần muối làm mềm nước để bảo vệ máy rửa bát và chén bát; thành phần làm sạch chén bát và thành phần làm bóng giúp chén bát đẹp hơn). Đồ rửa xong không có mùi nồng của hóa chất như một số viên rửa bát ngoại tôi dùng trước đó.

Các loại viên rửa bát trên thị trường, về cơ bản thì viên rửa bát được tạo thành từ các hóa chất để làm sạch, loại bỏ độ cứng của nước, chất tẩy trắng, các enzyme (để phân hủy tinh bột và thực phẩm protein).

Một số thành phần có trong viên rửa bát được Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) Mỹ phân loại là độc hại hoặc gây khó chịu là Natri cacbonat: Độc nếu ăn phải hoặc hít phải và là chất gây kích ứng da và mắt; Natri silicat: Độc nếu ăn phải và ăn mòn da và mắt; Natri percarbonate: Gây khó chịu cho mắt; Rượu ethoxylate: Hầu hết là chất độc nếu nuốt phải và có thể gây kích ứng da và mắt; Các enzym (ví dụ như amylase, protease và subtilisin): Hầu hết các enzym trong chất tẩy rửa máy rửa bát không nguy hiểm nếu nuốt phải, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp nếu hít phải và có thể gây kích ứng da và mắt. Riêng lớp bao bọc của viên rửa bát được làm từ rượu polyvinyl tan trong nước được cho là một chất không độc hại.

TS Tần cho biết, thời điểm hiện tại, hầu như tất cả các công nghệ tẩy rửa nói chung và phân ngành viên rửa bát nói riêng đều đang nằm trong tay các Tập đoàn lớn của nước ngoài, công nghệ và sản xuất trong nước hầu như không có vị thế.

“Hy vọng rằng, công trình nghiên cứu, chế tạo viên rửa bát Eco đầu tiên Made in Việt Nam của TS Vũ Thị Tần sẽ thành công. Điều này sẽ góp phần vào sự phát triển của ngành công nghệ hoá phẩm nói riêng và ngành khoa học công nghệ của nước nhà nói chung” – PSG.TS La Thế Vinh, Viện trưởng Viện Kỹ thuật Hóa học nhận định.

Nguồn: soha.vn

Để lại một bình luận

HotlineZaloFacebook