Chuyện màu sắc trong xôi gấc, bánh chưng – chia sẻ từ một người làm về chất màu

Tiến sĩ Vũ Thị Tần – Giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội, co-founder từng có lần chia sẻ rằng nhiều nơi nấu xôi gấc không dùng gấc tươi mà thay bằng phẩm màu. Khi đó, chị bị nói là làm content câu view, gây hoang mang. Khi đó, chị đã nghĩ rằng: Có thể chị đã quá nhạy cảm.

Nhưng hôm nay, lại thấy có bạn hỏi về chiếc bánh chưng gù có màu xanh đậm bất thường, đậm hơn hẳn màu lá thông thường — thì, vâng, đó rất có thể là phẩm màu.

Tiến sĩ Vũ Thị Tần đã làm việc trong lĩnh vực chất màu, đặc biệt là xử lý màu trong nước, nên Tiến sĩ đã có những chia sẻ rất cụ thể như sau:

1. Màu đó có thể là màu tự nhiên, ví dụ từ bột lá dứa, bột hoa đậu biếc, bột gấc… Các công ty thường sấy khô và nghiền thành bột, người nấu sẽ pha với nước, lọc lấy phần tinh chất để tạo màu.

→ Ưu điểm: Lành tính, tự nhiên, màu sắc hài hòa.

→ Nhược điểm: Giá cao, mất công lọc, dễ bị phân hủy khi nấu nên màu sẽ nhạt đi theo thời gian và nhiệt độ.

2. Hoặc cũng có thể là màu tổng hợp, dạng bột hoặc nước, thường được dùng trong thực phẩm.

→ Ưu điểm: Giá rẻ, bền màu, chỉ cần một lượng rất nhỏ cũng cho màu đậm rõ.

→ Nhược điểm: Nếu không chọn loại đúng chuẩn dùng cho thực phẩm thì rất nguy hiểm cho sức khỏe. Và cá nhân mình nghiêng về khả năng này hơn, vì mình thấy màu đậm một cách bất thường, còn có dấu hiệu tan màu không đều – đặc trưng của màu tổng hợp.

T-Clean không có ý quy chụp hay đánh đồng tất cả các tiểu thương, người làm bánh, làm xôi. Nhưng trong bối cảnh “tiện, nhanh, rẻ” như hiện nay, rất dễ có những lựa chọn thiếu an toàn, nhất là khi làm số lượng lớn. Vậy nên, chỉ mong người tiêu dùng hãy chọn nơi bán có tâm, có tín, và nếu được – hãy ưu tiên những món có màu sắc “thật”, nhẹ nhàng tự nhiên một chút.

T-Clean rất mong được lắng nghe thêm ý kiến của mọi người. Cùng chia sẻ để có lựa chọn an toàn hơn cho gia đình nhé!

Để lại một bình luận