Thủy tinh chứa chì từ lâu đã được biết đến với vẻ ngoài hầm hố, sang trọng và khả năng tạo ra dấu hiệu khúc xạ ánh sáng độc đáo. Loại thủy tinh này không chỉ là biểu tượng của sự tinh tế trong các sản phẩm pha lê mà còn đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và công nghệ. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vượt trội, thủy tinh có chứa chì cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mang lại sức khỏe cho người và môi trường. Trong bài viết này, Tiến sĩ Vũ Thị Tần – Giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội, co-founder thương hiệu T-Clean chia sẻ với chúng ta một số lưu ý đối với loại vật liệu đặc biệt này nhé.
1. Thủy tinh thông thường
Thuỷ tinh thông thường là một trong những loại thủy tinh được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Ứng dụng chủ yếu của Soda Lime dùng để chế tạo chén, bát, dĩa thủy tinh, hay kính cửa sổ. Thành phần của loại thủy tinh này có 60 – 75% silica, 12 – 18% soda và lime chiếm 5 – 12%.
Thủy tinh thông thường có một hạn chế đó khả năng chịu nhiệt thấp, cùng với khả năng chịu đựng nước thấp nên đây là một điểm hạn chế lớn đối với loại thủy tinh này. Tuy nhiên, loại thủy tinh này vẫn được các nhà sản xuất lựa chọn chế tạo vì có mức giá dễ chịu, phù hợp với điều kiện của nhiều gia đình.
Thuỷ tinh chịu nhiệt thì thường chứa thêm hợp chất của boron, thường gọi là borosilicate. Các bạn mua các hộp đựng thức ăn, khay nướng đồ ăn, khay trữ đông, khay hâm nóng thức ăn thì nên chọn thuỷ tinh borosilicate.
2. Thủy tinh chứa chì
Các chị em hay lo ngại về việc thuỷ tinh chứa chì. Thì đúng là có thuỷ tinh có chứa chì, và có khoảng 24-30% oxit chì PbO.
Vì sao người ta cho chì (dưới dạng oxit PbO) vào thuỷ tinh?
- Tính thẩm mỹ: Oxit chì làm tăng chiết suất của thủy tinh, khiến thủy tinh lấp lánh và trông sáng hơn.
- Giá thành sản xuất rẻ: Thủy tinh chì có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn các loại thủy tinh khác, giúp giảm giá thành sản xuất và sản xuất nhanh hơn.
- Thủy tinh chì mềm hơn và dễ cắt hơn thủy tinh thông thường, thuỷ tinh chì có độ nhớt thấp hơn, giúp dễ tạo khuôn hơn.
Ngày xưa, thuỷ tinh chứa chì rất được ưa chuộng do tính thẩm mỹ. Thậm chí những cốc thuỷ tinh vintage thường chứa một lượng chì nhất định để tạo tính thẩm mỹ, sang trọng như pha lê.
3. Cách phân biệt thủy tinh có chứa chì
Ngày nay, thuỷ tinh chứa chì ít được sử dụng hơn, tuy nhiên vẫn còn tồn tại số nhỏ đồ gia dụng có thuỷ tinh chứa chì. Làm thế nào để phân biệt được thuỷ tinh có chứa chì? Chị em hay thực hiện một số cách đơn giản sau đây nhé:
- Cách 1: Ngâm đồ thuỷ tinh với giấm trong vòng 6-12h. Dùng que thử chì 3M(có đầu bông tẩm chỉ thị- bán sộp pi), nếu đầu bông biến màu thì có chứa chì.
- Cách 2: Thuỷ tinh chứa chì thường rất mỏng, nhưng khá nặng, màu sắc sáng trong rõ nét.
- Cách 3: Nhà bạn có đèn UV thì mang lấy ra soi, dưới ánh sáng của tia UV mà thuỷ tinh đổi màu tím/xanh thì là có chì.
- Cách 4: Gõ thuỷ tinh mà kêu vang như gõ kim loại thì thường thuỷ tinh có chứa chì.
4. Kết luận
Hiện tại, các nhà sản xuất rất thận trọng về việc đưa oxit chì vào thuỷ tinh, vì họ biết chắc chắn rằng sản xuất ra sẽ không bán được. Chì có thể có một lượng rất ít do tạp chất trong nguyên liệu đầu vào là từ cát, nguồn đá vôi…
Thuỷ tinh chịu nhiệt gốc borosilicate, hoặc rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ yên tâm hơn. Thậm chí nhà sản xuất còn dán nhãn thuỷ tinh không chứa chì (free of lead) để người tiêu dùng yên tâm.