Dưa hấu phun thuốc – Mọi người không dám ăn?

Dạo gần đây, rất nhiều chị em đã xem được một số clip (video) được đăng tải trên mạng xã hội về việc dưa hấu khi trồng được phun một loại “thuốc” (người trong clip nói), với hình ảnh tên thuốc là Kali Nitrat – KNO3 và kèm theo dòng chữ cảnh báo: nguy cơ tồn dư thuốc trừ sâu trong dưa hấu. Nhiều chị em đã gửi đến cho T-Clean và nhờ T-Clean giải thích tư vấn đó là thuốc gì, có an toàn không, nếu dưa hấu phun thuốc như thế này, làm cách nào để phân biệt và rửa sạch được?

Trao đổi với Tiến sỹ Vũ Thị Tần – giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội, co-founder thương hiệu T-Clean, chị đã có những chia sẻ thẳng thắn về hiện tượng được nêu trên clip nói trên và một số lưu ý cho các chị em như sau:

1. Đây là phân bón KNO3

Tác giả của video (clip) đó không biết có phải là người sáng tạo nội dung hay nhà đài nào đó bí content, chưa hiểu biết rõ nên làm vậy. Chai thuốc trong video là KNO3 – một loại phân bón đa lượng có chứa Kali (K).

2. KNO3 thường dùng loại nào?

Loại phân bón này có thể ở dạng rắn như phân bón N-P-K mà các bạn hay được nghe. Nhưng cũng có thể là dạng lỏng, khi bón cho cây họ hoà ra nước để phun đều. Và người nông dân bón Kali (K) cho quả ngọt hơn.

3. KNO3 có độc không?

KNO3 là một loại muối khoáng, dùng làm phân bón, chất bảo quản thịt (châu Âu thường dùng), phụ gia dược phẩm, làm pháo hoa (diêm tiêu), thậm chí làm kẹo Rocket (70% đường mía + 30% KNO3) …

4. Kết luận

Có những cảnh báo tốt giúp người tiêu dùng cẩn thận trong việc chọn lựa thực phẩm an toàn. Nhưng mấy video này làm khổ mấy bác nông dân, làm người tiêu dùng hoang mang thì không nên chia sẻ, đăng tải. Nếu đúng quả dưa phun loại thuốc như trong clip thì có cách rửa sạch rất nhanh, các bạn biết cách gì không ạ? Đó là ăn dưa thôi, vì nó sẽ ngon và ngọt lắm ạ.

Dưa hấu sắp vào mùa, mong bà con năm nay sẽ có mùa dưa bội thu, đỏ thắm và ngọt ngào ạ!

P/s: KNO3 được hòa tan phun bón cho dưa hấu trong giai đoạn trước khi ra hoa 10 ngày và sau khi có trái. Nếu phun, bón trước khi thu hoạch thời gian ngắn hơn 7-10 ngày, thì lượng phân bón sẽ bị hao phí do cây không đủ thời gian để chuyển hóa hết lượng phân bón.

Để lại một bình luận

HotlineZaloFacebook