Rửa rau sống bằng thuốc tím, có nên không?

Nhiều người có thói quen ngâm rửa rau sống bằng thuốc tím loãng giúp diệt khuẩn, loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, liệu đây có phải là cách hữu hiệu và an toàn không? Tiến sĩ Vũ Thị Tần – giảng viên Đại học Bách Khoa Hà Nội chia sẻ một số thông tin quan trọng.

Thuốc tím (KMnO4) là chất oxy hóa mạnh, có tính sát trùng cao. Thuốc tím dùng trong da liễu rất nhiều, dùng để tẩy quần áo. Và nó là chất hóa học rất quan trọng dùng trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt thuốc tím còn được dùng để chế tạo ma túy đá. Tiến sĩ Vũ Thị Tần cho biết: ngày còn làm cho thép ở Tây Ban Nha, tập đoàn phải đứng ra cam kết để chị có thể mua được thuốc tím với số lượng vài trăm gram một lần để phục vụ cho nghiên cứu của tập đoàn.

Thuốc tím (KMnO4) là mộthợp chất vô cơ, dễ tan trong nước tạo thành dung dịch màu tím đậm, khi dung dịch loãng sẽ có màu tím đỏ, khi bay hơi tạo chất rắn với tinh thể lăng trụ màu đen tím sáng lấp lánh

Việc ngâm rau sống vào dung dịch thuốc tím (thường dùng dung dịch một phần nghìn, ngâm trong khoảng 15-20 phút) như chúng ta vẫn làm, tuy có đỡ nhưng chưa phải an toàn. Qua một số tài liệu nghiên cứu về vấn đề này thì thuốc tím không có tác dụng gì đối với trứng giun, nhất là trứng giun đũa và giun tóc, dù có ngâm chúng trong nước thuốc tím pha đặc hơn trong hàng giờ. Người ta đã cho trứng giun vào các dung dịch thuốc tím pha đậm độ 4-5 phần nghìn lâu trong 1-2 giờ, nhưng đến khi lấy trứng giun ra cấy thấy chúng vẫn sống bình thường và phát triển thành ấu trùng. Như vậy ngâm rau sống trong dung dịch thuốc tím một phần nghìn trong 15 phút như chúng ta vẫn làm diệt thế nào được chúng!

Hơn nữa, thuốc tím có chứa mangan. Mà dùng nhiều mMangan không hề tốt cho sức khoẻ. Mangan nhiều trong cơ thể dễ gây bệnh tật. Nếu ở hàm lượng nhỏ dưới 0,1mg/lít thì Mangan có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu hàm lượng mangan cao từ 1-5mg/lít sẽ gây ra không ít ảnh hưởng đến một số cơ quan nội tạng của cơ thể.

  • Mn không có khả năng gây đột biến cũng như hình thành các bệnh nguy hiểm như ung thư, cũng không ảnh hưởng đến sinh sản…nhưng nó có liên quan mật thiết đến hệ thần kinh, gây ra các độc tố hình thành hội chứng Manganism với các triệu chứng gần như tương tự bệnh Parkinson. Nếu lượng Mn hấp thu vào cơ thể cao có thể gây độc với phổi, hệ thần kinh, thận và tim mạch. Khi hít phải Mangan với lượng lớn có thể gây hội chứng nhiễm độc ở động vật, gây tổn thương thần kinh.
  • Mn đặc biệt có hại cho trẻ bởi cơ thể trẻ em dễ dàng hấp thụ được rất nhiều Mg trong khi tiết thải ra ngoài thì rất ít. Điều đó dẫn đến sự tích tụ Mn trong cơ thể trẻ, gây ra các hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo phụ nữ đang mang thai và trẻ em tuyệt đối tránh tiếp xúc và sử dụng nguồn nước nhiễm Mn.
  • Sử dụng nguồn nước bị nhiễm Mangan trong thời gian dài, nhiễm độc mangan từ nước uống làm giảm khả năng ngôn ngữ, giảm trí nhớ, giảm khả năng vận động liên quan đến tay và chuyển động của mắt, nếu nhiễm độc mangan lâu ngày có thể dẫn đến triệu chứng thần kinh không bình thường như dáng đi và ngôn ngữ bất thường. Với khả năng không gây ung thư ở người nhưng Mangan vẫn có tác động xấu tới cơ thể con người chúng ta.

Theo QCVN 01: 2009/BYT- quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ăn uống, hàm lượng mangan trong nước không được vượt quá 0.3mg/l.

Vì vậy, bạn cần suy nghĩ kĩ liệu có nên sử dụng thuốc tím ngâm rau sống không?

Nguồn: facebook Tần Vũ

1 những suy nghĩ trên “Rửa rau sống bằng thuốc tím, có nên không?

  1. Pingback: CÂU CHUYỆN VỀ CÁC SẢN PHẨM LÀM SẠCH THỰC PHẨM - Tclean - CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ THIẾT KẾ KỸ THUẬT TECHMAT

Để lại một bình luận

HotlineZaloFacebook