Có Gì Trong Bảng Thành Phần Trên Nhãn Sản Phẩm Bạn Cần Lưu Ý !!!

Mấy hôm nay, có nhiều chị em đã gửi đến T-Clean một bảng thành phần của 1 chai tương ớt, tương cà có ghi dòng chữ: “Sản phẩm chứa sulfit”, muốn nhờ T-Clean giải thích về bảng thành phần này xem có an toàn để sử dụng cho cả nhà không?

T-Clean thực sự rất mừng, vì nhiều người đã có thói quen đọc bảng thành phần khi mua hàng, mua sản phẩm. Đưa vấn đề này đến Tiến sĩ Vũ Thị Tần – Giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, co-founder của Thương hiệu T-Clean và được chị chia sẻ một số lưu ý như sau:

1. Nội dung thể hiện trên bảng thành phần

Bảng thành phần trên nhãn chai, nhà sản xuất đã ghi rất rõ ràng các thành phần có trong sản phẩm, phần cuối có ghi dòng chữ: “Sản phẩm chứa sulfit” mặc dù trong bảng thành phần, người dùng sẽ không thấy tên thành phần Sulfit đâu cả.

2. Vậy Sulfit là chất gì và nó ở đâu ra?

  • Thành phần chai tương ớt, ghi có chất bảo quản (211- là benzoate natri và 202- sorbate kali). Ngoài ra còn có chất chống oxy hoá: 223- metabisulfit natri, 221- sulfit natri, còn 300 là ascorbic axit hay còn gọi là vitamin C.
  • Thực phẩm dùng ascorbic axit-300 và sorbate kali-202 thì sẽ an toàn nhé các bạn.
  • Thành phần 223 là metabisulfit natri, 221 là sulfit natri. 2 hợp chất chống oxy hoá này là chất chứa sulfit.
  • Trong công nghệ thực phẩm, các hợp chất sulfit như SO2, natri sulfit… được sử dụng trong thực phẩm với mục đích bảo quản hoặc chất làm trắng theo liều lượng nhất định.

3. Sử dụng Sulfit có an toàn không?

Theo một số nghiên cứu, các chất có gốc sulfit có thể gây hại cho sức khỏe. Dùng lâu dài, sẽ tăng nguy cơ tích tụ và tiềm ẩn gây ra bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe. Tùy theo những loại hợp chất của sulfit mà sẽ có những ảnh hưởng đối với cơ thể khác nhau.

Theo dữ liệu nghiên cứu của Viện vệ sinh y tế công cộng T.P Hồ Chí Minh cho thấy các chất gốc sulfit có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp, gây độc thần kinh, kích ứng da, tác nhân ung thư… Natri sunfit (Na2SO3) có thể gây ra những tác động xấu đối với đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, viêm ruột, suy chức năng gan… Trong trường hợp tiếp xúc lâu dài sẽ có thể gây tổn hại đến các cơ quan của cơ thể. 

Lưu huỳnh đioxit (SO2) khi tiếp xúc có thể gây dị ứng, nhất là những người có cơ địa nhạy cảm như: Phát ban, hạ huyết áp, tiêu chảy, viêm loét dạ dày – tá tràng. Nguy cơ những người hen suyễn sẽ có nguy cơ cao bị dị ứng với SO2 hơn. Theo ước tính, có đến 10% bệnh nhân hen gặp phải tình trạng này khi sử dụng thực phẩm chứa sunfit. 

Tại các nước, đặc biệt là Châu Âu, việc kiểm soát hàm lượng sunfit là rất khắt khe. 

4. Giới hạn cho phép của sulfit trong thực phẩm là bao nhiêu?

Đối với nhóm SO2 và các muối sulfit, WHO và FAO đã đưa ra mức tiêu thụ hằng ngày có thể chấp nhận được (ADI) là 0 – 0,7 mg/kg/ngày

Dưới đây là bảng giới hạn nồng độ tối đa (ML) sử dụng trong một số nhóm thực phẩm của gốc sulfit theo khuyến cáo của Bộ y tế như sau:

Nhóm thực phẩmGiới hạn tối đa (ML) (mg/kg)
Quả tươi đã xử lý bề mặt30
Quả đông lạnh500
Quả khô1000-2000
Quả ngâm dấm, dầu hoặc nước muối100
Mứt, thạch, mứt quả100-1000
Các sản phẩm dạng nghiền (tương ớt)100
Quả ngâm đường100
Sản phẩm chế biến từ quả30-100
Đồ tráng miệng chế biến từ quả100
Sản phẩm quả lên men100
Nhân từ quả trong bánh ngọt100
Bột mì200
Tinh bột50
Mì ống, mì dẹt đã được làm chính và các sản phẩm tương tự20
Bánh nướng nhỏ50
Giáp xác, da gai tươi, nhuyễn thể100
Cá, các phi lê và các thủy sản dông lạnh 30-100
Giáp xác, da gai tươi, nhuyễn thể đã được nấu chín150
Đường trắng, dextrose, fructose, đường bột15-20
Thảo mộc và gia vị150
Mù tạt250
Nước ép rau củ quả50
Rượu vang, rượu mật ong, đồ uống có cồn > 15%200
Đồ uống có cồn hương liệu1000
Snack khoai tây, ngũ cốc, bột và tinh bột 300
Quả hạch đã qua chế biến, kể cả quả hạch được phủ và hỗn hợp hạnh nhân300

Kết luận

Chị em nên có thói quen đọc thành phần và cân nhắc trước khi mua các sản phẩm tiêu dùng nhé để đảm bảo an toàn cho gia đình mình nhé!

Để lại một bình luận

HotlineZaloFacebook